Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc MỚI NHẤT
GiadinhNet - Với 483/483 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,79% tổng số ĐBQH), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 chính thức được bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV bàn về công tác nhân sự, đầu giờ sáng 26/7, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 484/484 đại biểu có mặt tán thành đã thông qua danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thành phần gia đình: Công chức
Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Sinh viên
Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 1/7/1978
Ngày vào Đảng: 12/5/1982
Ngày chính thức: 12/11/1983
Trình độ đào tạo: Giáo dục phổ thông: 10/10
Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế (hệ chính quy). Đại học Kinh tế Quốc dân và một số trường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong và ngoài nước.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Suckhoedoisong.vn - Sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức.
+ Ngoại ngữ: Anh B, Nga B
- Khen thưởng: Các Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001, hạng Nhì năm 2005, hạng Nhất năm 2009; Huân chương Chiến công hạng a năm 2003; Huân chương Vàng Quốc gia của Nhà nước CHDCND Lào năm 2017; Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2000 và 2010.
- Kỷ luật: Không
- Uỷ viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII
- Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV, XV